Gạch không nung Ecobrickvietnam

GẠCH KHÔNG NUNG – CÔNG NGHỆ VÀ QUY TRÌNH

Xu hướng chung của xã hội hiện nay là sử dụng gạch không nung, việc thay thế gạch đất nung bằng gạch không nung mang lại rất nhiều lợi ích cho xã hội và môi trường. Để tạo được một viên gạch không nung trải qua nhiều giai đoạn khác nhau.

Gạch không nung là gì?

Gạch không nung được tạo thành từ các nguyên liệu tự nhiên, sẵn có, hoặc tận dụng nguồn phế thải công nghiệp và không sử dụng nhiệt để nung. Chúng được kết dính phụ gia và ép dưới tác dụng của trọng lực máy ép. Dưỡng hộ/hoặc để phơi tự nhiên trong môi trường nhiệt độ thường tới khi đạt chất lượng trước khi sử dụng.

Ưu điểm của vật liệu không nung

Không giống với gạch đất nung, sản xuất gạch không nung không sử dụng các nguồn nguyên liệu như đất sét, than củi mà chỉ dùng các nguyên liệu có sẵn. Những vật liệu đó là: xỉ than từ các lò hơi, lò điện, xỉ quặng thải, đất thải từ các khu công nghiệp, cát sông, bột đá, đá vụn… Tất cả nhửng nguyên vật liệu này sẽ được phối trộn để tạo nên gạch không nung.

– Việc sử dụng các vật liệu này giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và an toàn cho sức khỏe của người lao động.

– Không phát thải CO2

– Công nghệ sản xuất đơn giản

– Chịu được axit, cường độ nén cao

Cách làm gạch không nung

Cách làm gạch không nung với vật liệu là đất và cát là chủ yếu

Bước 1: Loại đất được sử dụng làm gạch sẽ được phơi khô đến độ ẩm 12%÷15%. Việc phơi khô đất dựa trên các nguồn năng lượng có sẵn trong nhà xưởng.

Bước 2: Sau khi đất đã hong khô sẽ được nghiền nát và phối trộn với các chất phụ gia độ min 0.5mm. Nguyên liệu đất sẽ chiếm 80%, còn lại là chất phụ gia. Để việc nghiền và trộn phụ gia được đều cần phải thực hiện bằng thiết bị nghiền trộn liên hợp.

Bước 3: Tiếp sau đó là ủ hỗn hợp đất đã trộn với vôi từ 15%÷18%. Chúng ta có thể thực hiện ủ trong nhà xưởng nhưng với điều kiện nền phải làm bằng xi măng hoặc bê tông.

Bước 4: Sau khi ủ đất với vôi tiếp tục ủ với cát, chất thải xây dựng và các loại phụ gia ướt khác. Để tăng độ kết dính nên sử dụng thiết bị trộn, định lượng 3 khô 2 ướt.

Bước 5: Ép định hình tạo lỗ mù trên máy ép với lực ép đơn vị cho viên gạch là 550÷650(kg/cm2). Đây là công đoạn quyết định đến chất lượng gạch.

Cách làm gạch không nung từ đá mạt và xi măng

Khác với gạch không nung với vật liệu là đất và cát, cách làm gạch không nung từ đá mạt và xi măng thì đơn giản hơn nhiều.

Bước 1. Cấp nguyên liệu: nguyên liệu được cấp vào máy trộn nguyên liệu bằng hệ thống si lô tiếp liệu (đối với hệ thống máy ép gạch không nung tự động hoàn toàn) bằng hệ thống gầu và tời đối với (máy ép gạch tự động và bán tự động)

Bước 2. Máy trộn nguyên liệu: Đá mạt, nước và xi măng được tự động đưa vào máy trộn đảo đều. Sau đó, hỗn hợp nguyên liệu được trộn ngấu đều theo thời gian được cài đặt. Hỗn hợp sau phối trộn được tự động đưa vào hệ nạp liệu xuống khuôn ép nhờ hệ thống băng tải.

Bước 3. Máy ép tạo hình: Nhờ vào hệ thống thủy lực, máy hoạt động theo cơ chế ép kết hợp với rung tạo ra lực rung ép rất lớn để hình thành lên các viên gạch không nung đồng đều, đạt chất lượng cao và ổn định. Cùng với việc phối trộn nguyên liệu, bộ phận tạo hình nhờ ép rung kết hợp ép thủy lực này là hai yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra sản phẩm như ý muốn.

Bước 4. Chuyển gạch phơi: Công nhân chuyển gạch ra phơi bằng xe đẩy. Trong thời gian phơi cần phun nước dưỡng hộ để viên gạch được bền chắc.

Máy được sử dụng để ép gạch có 2 loại: máy ép thuỷ lực kết hợp rung, Máy ép rung và máy ép tĩnh. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà trang bị thiết bị cho phù hợp để sản xuất gạch không nung.

ĐỊNH MỨC NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG

Nguyên liệu sản xuất gạch không nung có thể gồm: đá mạt, xi măng, xỉ than, tro bay, phế thải xây dựng, đất đồi, bùn đỏ, phế phẩm nông nghiệp, một số phụ gia kết dính…

Đây là các nguyên liệu làm gạch không nung xuất hiện lâu đời trên thế giới, các loại gạch không nung đã được công nhận và đưa vào sử dụng một cách rộng rãi cho các công trình từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp tầng đến cao tầng.

Loại gạch này được tạo nên bởi các chất liệu rẻ tiền (thậm chí là các chất thải của các khu công nghiệp, của các mỏ khai khoáng,…) nó có nhiều chủng loại khác nhau (trên 300 loại) với độ bền nén cao nhất là 35Mpa.

Sau đây, Ecobrick sẽ đưa ra một số công thức cấp phối (định mức nguyên vật liệu) sản xuất gạch không nung:

Định mức số 1:
Xỉ than: 30%; xỉ khoáng 30%; đất thải, chất thải rắn 30%; xi măng 8%; đá 10%; bột đá 0.2%.
Định mức số 2: Định mức được dùng phổ biến hiện nay
Đá mạt 90%; ximăng 5%; vôi bột đá 5%
Định mức số 3:
Cát sông 60%; chất thải rắn 30%; ximăng 8%÷10% còn lại các chất độn khác
Định mức số 4:
Đá sét 90%; ximăng 8%÷10%; muối kali
Định mức số 5:
Sỉ quặng sắt 60%; Chất thải rắn 30%; ximăng 8%÷10%; muối kali;
Định mức số 6:
Tro xỉ than 60%; xỉ quặng 30%; ximăng 8%÷10%; bột đá còn lại

Trên đây là các bước chỉ dẫn cách làm gạch không nung, sử dụng gạch không nung là xu hướng chung toàn xã hội. Hãy chọn sản phẩm gạch này để góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Có thể liên hệ với  Ecobrick để được tư vấn cách làm gạch không nung hiệu quả.

KHÔNG CÓ GÌ LÀ RÁC THẢI – TẤT CẢ LÀ NĂNG LƯỢNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CTY CP CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VIỆT 

Địa chỉ: An Thượng, Hoài Đức, Hà Nội

Email: Ecobrickvietnam@gmail.com

Hotline: 0968.465.688


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Số phận của than tổ ong

Bản test than sạch không khói – than mùn cưa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *